Hát văn còn gọi là chầu văn hay hát bóng. Đây là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền gắn liền với nghi thức hầu đồng. Hát văn gồm ba loại là hát thi, hát văn thờ và hát văn hầu. Hát thi thường thể hiện ở các cuộc so tài. Hát văn thờ biểu diễn vào các dịp lễ hội ở đình chùa, ngày rằm, mùng một, tất niên và hát trước khi hầu thánh. Hát văn có 13 lối hát, đó là: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú Rầu, Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn, Hãm, Dồn. Tùy theo từng lễ hội mà sử dụng lối hát phù hợp. Mỗi khi tiết xuân bao phủ đất trời, đường về di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Sinh - đền Hóa cũng nô nức dòng người trảy hội, du xuân. Nghệ thuật hát văn của tỉnh Hải Dương cũng có sự phát triển mạnh mẽ, không chỉ mang giá trị văn hóa mà còn thể hiện nét đẹp tâm linh, truyền thống của cộng đồng nơi đây.
0 bình luận