Gia Lộc là huyện cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương
1.
Vị trí địa lý:
Gia
Lộc là huyện cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương. Trung tâm huyên lỵ cách
thành phố Hải Dương 10km; phía Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Đông giáp
huyện Tứ Kỳ, phía Nam giáp huyện Ninh Giang, Thanh Miện, phía Tây giáp huyện
Bình Giang, Thanh Miện.
2.
Địa hình
- Gia Lộc là huyện thuộc
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đất đai tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị
chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Độ dốc tương đối
của địa hình trên địa bàn huyện theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao
trung bình +1,6 m đến +2,6 m.
- Nhìn chung với địa
hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi để đạt giá trị kinh tế cao trên mỗi đơn vị diện tích. Địa
hình Gia Lộc cần phải tính đến các phương án tổ chức lãnh thổ hợp lý để có sự
phát triển đạt nhịp độ cao.
3. Khí hậu
- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng 4 đến
tháng 10.
- Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm
trước đến tháng 3 năm sau.
Theo số liệu điều tra của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh
Hải Dương, các yếu tố khí hậu được thể hiện:
* Nhiệt độ: Nhiệt độ tương đối ổn định, trung bình năm
khoảng 24.40C, tháng nóng nhất nhiệt độ có thể lên đến 36-370C
(tháng 6, 7), tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, có khi nhiệt độ xuống đến
6-70C. Số giờ nắng trung bình của năm khoảng 1.500 giờ
* Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện
1.500-1.600mm. Lượng mưa tập trung và phân bố theo mùa, mưa nhiều vào tháng 7-
tháng 8.
* Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm từ 85%;
tháng 8 –tháng 9 đô ẩm đạt khoảng 88-91%, tháng 2 độ ẩm là75%
Như vậy, Gia Lộc có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa
nhiều vào mùa hè; lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều
loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và
phong phú về sản phẩm.
4. Đơn vị hành chính
Hiện nay, huyện Gia Lộc có 14 đơn vị hành chính, trong đó có 01
thị trấn (Thị trấn Gia Lộc) và 13 xã gồm: Thống Nhất, Yết Kiêu, Lê Lợi, Phạm Trấn,
Nhật Quang, Quang Đức, Gia Tiến, Gia Phúc, Toàn Thắng, Hồng Hưng, Hoàng Diệu,
Đoàn Thượng và Thống Kênh.
5. Diện tích,
dân cư
Theo số liệu thống kê
năm 2021, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Gia Lộc là 9.971,10ha. Nằm trong khu vực có mạng lưới giao thông
thông suốt, một số tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 5B Hà (Nội- Hải
Phòng); Quốc lộ 38B (Hưng Yên - Hải Dương- Quảng Ninh); Đường vành Đai 5 (đoạn
Hà Nội- Hải Dương - Quảng Ninh) Quốc lộ 37 (Thái Bình- Hải Dương- Quảng Ninh);
Trục Bắc- Nam (từ cầu Hiệp Ninh Giang đi thành phố Hải Dương và các khu vực trọng
điểm phía Bắc tỉnh Hải Dương). Các trục Đường tỉnh 395, 393; Đường vành đai I,
II thành phố Hải Dương tại phía Bắc của huyện. Gia Lộc có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng hoá trong
nông nghiệp và du lịch.
Tính đến thời điểm
năm 2021, dân số toàn huyện Gia
Lộc là 134.455 người Có thế thấy Gia
Lộc là huyện đông dân mật độ dân số đạt khoảng 1.348người/km2. Trong đó, dân số nông thôn là 116.262 người, chiếm 86,47%
dân số toàn huyện, dân số thành thị là 18.193 người, chiếm 13,53% dân số toàn
huyện. Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2021 là 0.95%.
6.
Kinh tế - Văn hóa - Xã hội
Nhân dân Gia Lộc chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Người dân cần cù lao động, hiếu học
và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao. Các làng nghề thủ công truyền thống như giầy da Hoàng Diệu, mộc Đức Đại,
thêu ren xã Yết Kiêu… và một số nghề mới hình thành như chế biến nông sản,
xiên móc, thêu khung tranh, mộc… có tiềm năng phát triển du lịch.
Trên địa bàn
huyện có nhiều chợ truyền thống nông thôn, có các chợ lớn như chợ Cuối ở trung
tâm huyện, chợ Bóng, chợ Rồng (khu Nam), chợ Phe, chợ Đồng Tái, chợ Cốc (khu
Đông), chợ Buộm, chợ Ty, chợ Chuối (khu Tây), chợ Hui, chợ Tâng (khu Bắc). Như
vậy, các trung tâm trao đổi kinh tế của huyện được rải đều một cách tự nhiên ở
các khu vực, đã thu hút khách hàng trong và ngoài huyện. Chợ lớn nhất là chợ
Cuối có từ thời Trần, nay được mở rộng và xây dựng to đẹp. Đến nay, trên địa
bàn huyện có thêm chợ cá Thạch Khôi và đang xây dựng chợ đầu mối nông sản tại
xã Gia Xuyên. Các chợ đang được từng bước nâng cấp phù hợp với sự phát triển
văn minh thương mại. Các cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn khác như: Siêu thị Mini, cửa hàng tiện
ích nằm trên các đường chính của huyện, của xã đã và đang phát triển cơ bản
đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa, phục vụ cho các hoạt động du lịch.
Gia Lộc là nơi có nhiều đình,
chùa, đến, miếu, nhà thờ có cảnh quan đẹp, nhiều công trình kiến trúc độc đáo,
to đẹp là nơi để nhân dân thờ cúng, đình đám, hội hè. Cho đến nay, Gia Lộc hiện có
16 di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp Quốc gia và 22 di tích xếp hạng cấp tỉnh,
gồm:
- Di tích xếp hạng Quốc gia: Đền cuối và khu lăng mộ Nguyễn Chế Nghĩa;
Lăng mộ Đỗ Quang - Đình Phương Điếm; Đình An Tân; Đình Lãng Xuyên; Đình Bùi Xá
Hạ; Miếu Chợ Cốc; Đình Cao Dương; Đền Quát; Đình Quán Đào; Đình Đồng Tái; Đình
Trình Xá; Đền Đươi; Đình Vô Lượng; Đình Hậu Bổng; Chùa Dâu; Miếu Lai Cầu
- Di tích xếp hạng cấp tỉnh: Đình Bùi Thượng; Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước Lê Thanh Nghị; Nhà thờ và lăng mộ họ Nguyễn Đức; Đình Buộm;
Miếu, Chùa Đông Cận; Đình Tam Lương; Đình Đồng Đội; Đình Đồng Đức; Miếu Kênh
Triều; Đình Lũy Dương; Đình Xuân Dương; Đình - Chùa Trung; Miếu Rồng; Đình Đại
Tỉnh; Đình Phong Lâm; Nhà thờ họ Vũ; Đình Lương Xá; Đình Quang Bị; Đền thờ Phạm
Trấn; Đình Hoàng Xá; Đình, Chùa Phương Bằng; Đình Phúc Mại.
Bên cạnh các giá trị văn
hóa vật thể, huyện Gia Lộc còn có nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, có tiềm
năng du lịch gồm: các lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến như: Bơi chải (Yết Kiêu), múa rối nước (Lê Lợi), vật, đánh pháo đất (Đức
Xương), đánh thó (Thị trấn Gia Lộc), hát tuồng xã Gia Lương (nay là xã Gia Tiến),
hát đúm, hát ả đào, ca trù, hát chèo, các ca khúc cách mạng, nhiều câu lạc bộ
thơ của người cao tuổi… Các địa phương hàng năm đều tổ chức lễ hội thu hút đông
đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Bên cạnh
các giá trị văn hóa vật thể, huyện Gia Lộc còn có nhiều giá trị văn hóa phi vật
thể, có tiềm năng du lịch gồm: các lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn
dân gian trong đó tiêu biểu nhất
phải kể đến như: Bơi chải (Yết Kiêu), múa rối nước (Lê Lợi),
vật, đánh pháo đất (Đức Xương), đánh thó (Thị trấn Gia Lộc), hát tuồng xã Gia
Lương (nay là xã Gia Tiến), hát đúm, hát ả đào, ca trù, hát chèo, các ca khúc
cách mạng, nhiều câu lạc bộ thơ của người cao tuổi… Các địa phương hàng năm đều
tổ chức lễ hội thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
0 bình luận